Hoá thực vật và y học Ổi (thực vật)

Lá ổi chứa flavonol morin, morin-3-O-lyxoside, morin-3-O-arabinoside, quercetinquercetin-3-O-arabinoside.[22] Quả ổi chứa hàm lượng carbohydrat (13,2%), chất béo (0,53%), protein (0,88%) đều thấp và hàm lượng nước cao (84,9%). Giá trị thực phẩm trên 100 g là: calo 36–50 kcal, độ ẩm 77–86 g, chất xơ thô 2,8–5,5 g, tro 0,43–0,7 g, calci 9,1–17 mg, phosphor 17,8–30 mg, sắt 0,30–0,70 mg, vitamin A 200–400 I.U., thiamin 0,046 mg, riboflavin 0,03–0,04 mg, niacin 0,6–1,068 mg, acid ascorbic 100 mg, vitamin B3 40 I.U.[23]

Ổi đã được sử dụng trong y học cổ truyền tại nhiều nền văn hóa trên khắp Trung Mỹ, Caribe, châu Phi và châu Á.[23] Một số chất chuyển hóa có hiệu suất tốt và một số đã được chứng minh là có các hoạt tính sinh học hữu ích gồm: phenolic, flavonoid, carotenoid, terpenoidtriterpen. Chất chiết xuất và chất chuyển hóa của ổi, đặc biệt là từ lá và quả có tác dụng dược lý hữu ích. Một cuộc khảo sát tài liệu cho biết ổi có đặc tính chống co thắt và kháng khuẩn trong hỗ trợ điều trị tiêu chảykiết lỵ, là một tác nhân hạ đường huyết.[23] Nhiều nghiên cứu dược lý đã chứng minh khả năng của loại cây này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng nguyên, chống sốt rét, gây độc tế bào, chống co thắt, tăng huyết áp, chống ho, trị tiểu đường, chống viêm và chống nhiễm trùng. Đề xuất một loạt các ứng dụng lâm sàng để điều trị bệnh viêm ruột do virus rota ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy và tiểu đường.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ổi (thực vật) https://www.iucnredlist.org/species/49485755/49485... https://doi.org/10.2305%2FIUCN.UK.2019-1.RLTS.T494... https://www.biodiversitylibrary.org/page/358489#pa... https://doi.org/10.1016%2Fj.jep.2008.01.025 https://ecommons.library.cornell.edu/bitstream/181... https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18353572 https://www.feedipedia.org/node/111 https://rttc.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=8134&u... http://powo.science.kew.org/taxon/urn:lsid:ipni.or... https://thanhnien.vn/ngon-vuot-troi-nem-chua-la-oi...